Hiểu Để Thương – Sức Khoẻ Cuối Tuần

Hiểu Để Thương – Sức Khoẻ Cuối Tuần

Trầm cảm là căn bệnh giết người thầm lặng – Gia đình và bạn bè có thể giúp rất nhiều – cùng tập thể chuyên gia sức khoẻ ECHO MEDI

Sức khoẻ tinh thần quan trọng không kém gì sức khoẻ thể chất. Tiếc rằng trên thực tế, xã hội vẫn xem nhẹ việc quan tâm đến sức khoẻ tinh thần của từng cá nhân. Đặc biệt là nam giới, khi nêu ra các vấn đề về sức khoẻ tinh thần với gia đình, bạn bè…họ thường bị xem là yếu đuối, không bình thường. Vì thế họ chọn cách im lặng, sống xa cách, tách rời với gia đình và cộng đồng. Một số thì mượn rượu hay các loại thuốc gây nghiện để khoả lấp những trạng thái tâm lý bất ổn. Đau lòng hơn, nhiều người trong số họ tìm đến cái chết để giải thoát.

Đau đớn nhất là việc ngày càng có nhiều trẻ vị thành niên tự kết liễu đời mình do không chịu nổi áp lực trong việc học tập, bị bạo hành trong trường học và nhiều nguyên nhân gây tổn thương sức khoẻ tinh thần khác. Sự ra đi của các em là tiếng chuông báo động cho xã hội, để lại niềm đau đớn, tiếc thương khôn nguôi cho người thân, đặc biệt là người mẹ sinh ra. Chúng ta hãy cùng nhau để ý, quan tâm hơn đến bạn bè, người thân để phát hiện và điều trị kịp thời khi còn chưa quá muộn.

Dường như căn bệnh này không trừ một ai, từ trẻ nhỏ đến các bậc ông bà, cha mẹ…kể cả những nhân vật tiếng tăm đang đứng trên đỉnh cao nhất của cuộc đời và sự nghiệp.

Có nhiều loại bệnh trầm cảm, tiêu biểu là trầm cảm sau khi sinh, trầm cảm mạn tính, trầm cảm nghiêm trọng và trầm cảm không điển hình.

Một trong những triệu chứng thường gặp của những người mắc bệnh trầm cảm là:
-Tâm trạng chán nản
-Không quan tâm đến các hoạt động thường được yêu thích
-Thay đổi trọng lượng
-Cảm giác vô dụng và tội lỗi
-Khó tập trung
-Suy nghĩ về cái chết và tự tử
-Cảm giác buồn
-Mất hứng thú và niềm vui
-Giận dữ và cáu kỉnh
-Lòng tự trọng thấp
-Khó đi vào giấc ngủ hay giấc ngủ không sâu
-Ngủ quá nhiều
-Cảm giác tuyệt vọng
-Mệt mỏi và thiếu năng lượng
-Thay đổi cảm giác thèm ăn
-Đau không rõ nguyên nhân, tâm thần vận động kích động
-Vô vọng và mất lòng tự trọng
-Khó chịu và lo lắng
-Do dự và vô tổ chức

Đặc biệt với các bà mẹ sau khi sinh, dấu hiệu của căn bệnh trầm cảm sau sinh thường thấy là:
-Cảm giác buồn
-Thay đổi tâm trạng nghiêm trọng
-Xa lánh xã hội
-Rắc rối hòa hợp với em bé của bạn
-Thay đổi cảm giác thèm ăn
-Cảm thấy bất lực và tuyệt vọng
-Mất hứng thú với những hoạt động mà bạn từng yêu thích
-Cảm thấy không đủ hoặc không có giá trị
-Lo lắng và hoảng sợ
-Suy nghĩ làm tổn thương bản thân hoặc em bé

Nếu được quan tâm và phát hiện kịp thời để điều trị, người bệnh có thể sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Điểm cần lưu ý nhất là đôi khi người bệnh không hề hay biết mình đang mang căn bệnh nguy hiểm giết người thầm lặng này trong người nên cũng sẽ không chủ động đi khám hoặc cầu cứu sự giúp đỡ kịp thời. Chính vì vậy, sự quan tâm thường xuyên của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và xã hội là vô cùng cần thiết và quan trọng để tránh được những tổn thương, tử vong không đáng có mà bệnh trầm cảm gây ra cho loài người.

Love,
Mây Yoga Chữa Lành

Chữa lành Chủ Nhật, 08❤️5❤️2023
Tưởng nhớ Anthony Bourdain, Cheslie Kryst, Heath Ledger, tWitch, Moonbin, Sulli và những bệnh nhân không tên đã qua đời vì căn bệnh nguy hiểm thầm lặng mang tên TRẦM CẢM.

CHIA SẺ
BÀI VIẾT KHÁC